Chuyển hướng tin nhắn

Phần thứ hai của chuỗi blog này sẽ tập trung vào hai cách thức khác nhau để thực hiện đo nồng độ ion bằng phương pháp đo điện thế với điện cực chọn lọc ion (ISE). Hai phương thức thông thường nhất là thêm chuẩn và đo trực tiếp.

Trong quá khứ, bạn có lẽ đã từng hoài nghi đâu là phương pháp thích hợp nhất trong hai phương pháp đo này đối với mẫu của bạn. Để giúp các bạn trả lời được câu hỏi này một cách dễ dàng hơn, tôi sẽ giới thiệu về hai nguyên tắc đo nói trên và so sánh các điểm thuận lợi và bất lợi trong bài viết này. Hơn nữa, bài viết còn cung cấp hai danh mục kiểm tra tiện lợi để đảm bảo khả năng tái lặp tốt nhất. 

Để đi đến các chủ đề, hãy nhấn vào các mục sau:

  1. Phương pháp thêm chuẩn
  2. Phương pháp đo trực tiếp
  3. Thuận lợi và bất lợi: phương pháp thêm chuẩn và đo trực tiếp measurement
  4. Tóm tắt


Nếu bạn muốn tìm hiểu về nguyên tắc cơ bản của phép đo nồng độ ion, hãy tham khảo phần một của chuỗi bài viết này.

Điện cực chọn lọc ion: Phân loại điện cực chọn lọc ion, cơ sở lý thuyết và cách bảo dưỡng

1. Phương pháp thêm chuẩn

Trong phương pháp thêm chuẩn, những lượng thể tích xác định của dung dịch chuẩn của ion cần đo được thêm vào một thể tích biết trước của mẫu một vài lần. Sau mỗi lần thêm chuẩn, thế của dung dịch sẽ được ghi nhận. Nồng độ ion của dung dịch mẫu ban đầu có thể được tính toán từ độ chênh lệch giữa thế đo ban đầu và thế đo được sau mỗi lần thêm chuẩn.

Hình 1 là ví dụ mô tả một đường cong của phương pháp thêm chuẩn điển hình. Tại đây, nồng độ mẫu ban đầu được tính toán từ độ chênh lệch thế đo dựa trên các lượng thể tích được thêm vào. Điểm đo đầu tiên (màu đỏ) tương ứng với thế đo của dung dịch mẫu, trong khi các điểm đo tiếp theo (màu xanh lá) tương ứng với thế đo sau mỗi lần thêm chuẩn.

Hình 1. Phương pháp thêm chuẩn. a) Giản đồ biểu diễn tín hiệu nhận được sau mỗi lần thêm chuẩn; b) ví dụ về đường cong thêm chuẩn điển hình.

Theo truyền thống, những lượng thể tích cố định của dung dịch chuẩn được thêm vào trong suốt quá trình thêm chuẩn. Lựa chọn này thường được dùng trong kiểm tra chất lượng  các sản phẩm với nồng độ thành phần xác định để tiết kiệm thời gian. Các thiết bị hiện đại sử dụng độ chênh lệch thế cố định  và thêm các thể tích dung dịch chuẩn khác nhau vào cho đến khi đạt được độ chênh lệch đó. Cách này hữu ích khi các sản phẩm có nồng độ các thành phần không ổn định và thường dao động. Bảng 1 so sánh hai loại phương pháp thêm chuẩn này.

Bảng 1. Thêm dung dịch chuẩn bằng cách cố định thể tích hoặc cố định độ chênh lệch thế đo.

Bước

Cố định thể tích

Cố định độ chênh lệch thế đo

1 Thêm dung dịch mẫu vào cốc.
2 Thêm ISA/TISAB.
3 Thêm những lượng thể tích xác định của dung dịch chuẩn bằng cách dùng buret hoặc pipet. Thêm dung dịch chuẩn cho đến khi độ chênh lệch thế đo xác định đạt được bằng cách dùng buret.
4 Đo thế sau khi thêm.

Theo Bảng 2, nồng độ chuẩn (cstd) dùng cho các thể tích buret (Vburet) khác nhau phải được chọn theo hàm số của nồng độ mẫu (csmpl) để đảm bảo thực hiện chính xác phép thêm chuẩn. Bằng cách này, bất kỳ việc pha loãng mẫu nào cũng cần được xem xét (ví dụ, pha loãng với TISAB).

Bảng 2. Tỉ lệ khuyến cáo của nồng độ chuẩn và nồng độ mẫu tùy thuộc vào thể tích buret được chọn.

Vburet (mL) cstd : csmpl
5 40 : 1
10 20 : 1
20 10 : 1
50 5 : 1

Chúng tôi khuyến cáo sử dụng độ chênh lệch thế cố định cho phương pháp thêm chuẩn vì nó ít dẫn đến sai số và cho ra các kết quả đáng tin cậy hơn. Các thiết bị Metrohm hiện đại như thiết bị chuẩn độ OMNIS có thể thực hiện những phương pháp thêm chuẩn này một cách tự động. Chỉ cần nhấn nút và việc thêm dung dịch chuẩn được tự động điều khiển bởi thiết bị chuẩn độ hoặc thiết bị đo ion. Cách thức tương tự được áp dụng cho việc đánh giá kết quả bởi vì việc tính toán kết quả được thực hiện lặp lại bởi chính thiết bị sử dụng.

Thật dễ dàng phải không? Giải pháp này giúp làm giảm sai số của con người và tiết kiệm thời gian cho các công việc quan trọng khác trong phòng thí nghiệm.

 

  • Danh mục kiểm tra: Phương pháp thêm chuẩn

Việc có được các kết quả có độ tái lặp là một điều quan trọng đối với những ai làm việc trong phòng thí nghiệm. Để đạt được các kết quả tối ưu, chúng tôi đã chuẩn bị một danh mục kiểm tra cho các bạn. Bạn có thể trả lời những câu hỏi sau là là không?

Có / Không

Trước khi đo:

(  ) Dung dịch ISA/TISAB mới pha được thêm vào dung dịch mẫu.
(  ) Số lần thêm chuẩn ít nhất là bốn.
(  ) Thể tích được thêm không vượt quá 25% thể tích mẫu. Do đó sẽ không có sai số do pha loãng.
(  ) Độ chênh lệch thế xác định ít nhất là 12 mV trên mỗi lần thêm.
(  ) Không có sự thay đổi nhiệt độ giữa mẫu và chuẩn.
Có / Không

Trong khi / sau khi đo

(  ) Thể tích dung dịch chuẩn được thêm nằm trong khoảng từ 10 và 90% thể tích buret.
(  ) Dung dịch được khuấy trong khi thêm chuẩn.
(  ) Không có bọt khí trong đường ống và bộ bơm định lượng được gắn chặt.
(  )

Phép đo đạt đến một thế ổn định giữa các lần thêm.

(  ) Giá trị slope ghi nhận có thể chấp nhận được.

2. Phép đo trực tiếp

Khi thực hiện phép đo trực tiếp, điện cực chọn lọc ion được hiệu chuẩn với các dung dịch chuẩn chứa ion cần đo. Điều này được thực hiện trước phép đo ion, tương tự với hiệu chuẩn điện cực pH thủy tinh. Việc hiệu chuẩn có thể được dùng cho một vài chuỗi xác định mẫu.

Tham quan bài viết trong blog lần trước để có thêm thông tin về hiệu chuẩn pH.

Những câu hỏi thường gặp: Tất cả về hiệu chuẩn pH


Khi thực hiện một phép đo ion với phương pháp đo trực tiếp, bạn nên xem xét ba điểm sau:

  1. Thành phần của chuẩn dùng hiệu chuẩn
    Thông thường, dung dịch chuẩn phải có nền ion tương tự như dung dịch mẫu. Do đó, các chuẩn dùng hiệu chuẩn nên bao gồm nồng độ cụ thể của ion cần đo, cũng như cùng tỉ lệ giữa nước khử ion với ISA/TISAB được dùng sau đó để xác định chính nó. Nếu mẫu có nền ion cao, chúng tôi khuyến cáo bạn nên mô phỏng điều này trong dung dịch chuẩn. Ví dụ, để đo flo trong muối ăn có chứa flo, chúng tôi khuyến cáo bạn thêm natri clorua với độ tinh khiết cao vào dung dịch chuẩn để bắt chước mẫu.
  2. Khoảng nồng độ của các chuẩn dùng hiệu chuẩn
    Nồng độ ion mong đợi trong mẫu nên nằm đâu đó ở khoảng giữa của khoảng nồng độ của các dung dịch chuẩn (Hình 2). VÌ vậy, nồng độ của chuẩn dùng hiệu chuẩn nên được chọn làm sao để chúng có thể bao phủ (đóng ngoặc) nồng độ mong đợi của ion cần đo trong mẫu.
  3. Thứ tự của các chuẩn dùng hiệu chuẩn
    Để giảm ảnh hưởng của nhiễm chéo, các dung dịch chuẩn nên được đo từ nồng độ thấp nhất đến cao nhất.
Hình 2. a) Giản đồ của mô hình đo trực tiếp. b) Hiệu chuẩn với các chuẩn có nồng độ tăng dần.
  • Danh mục kiểm tra: Phép đo trực tiếp

Việc có được các kết quả có độ tái lặp là một điều quan trọng đối với những ai làm việc trong phòng thí nghiệm. Để đạt được các kết quả tối ưu, chúng tôi đã chuẩn bị một danh mục kiểm tra cho các bạn. Bạn có thể trả lời những câu hỏi sau là là không?

Có / Không Trước khi đo:
(  ) Lượng ISA/TISAB pha mới bằng nhau giữa các chuẩn và dung dịch đo. 
(  ) Tôi sử dụng cùng tỉ lệ của ISA/TISAB với mẫu/chuẩn cộng với nước trong phép đo chuẩn và mẫu.
(  ) Khoảng hiệu chuẩn có đủ bao phủ khoảng nồng độ của mẫu.
(  ) Mẫu và chuẩn được đo dưới điều kiện giống nhau.
(  ) Thành phần nền được mô phỏng tốt nhất có thể trong các chuẩn dùng hiệu chuẩn.
Có  / Không Trong / sau khi đo
(  )

Tôi hoạt hóa đúng cách điện cực giữa các lần đo

(  ) Tôi đo chuẩn theo thứ tự đúng / xác định.
(  ) Giá trị slope của đường hiệu chuẩn có thể chấp nhận.

3. Thuận lợi và bất lợi: phương pháp thêm chuẩn và đo trực tiếp

Cả hai phương pháp xác định ở đây đều có những thuận lợi và bất lợi riêng. Để giúp bạn quyết định đâu là phương pháp được chọn, những ưu và nhược điểm được liệt kê trong Bảng 3.

Bảng 3. Thuận lợi và bất lợi của phương pháp thêm chuẩn và đo trực tiếp.

  Thêm chuẩn Đo trực tiếp
Thuận lợi
  • Không phụ thuộc nền mẫu
  • Không cần hiệu chuẩn
  • Chỉ cần một chuẩn duy nhất
  • Gần như không có ảnh hưởng của người sử dụng
  • Điện cực được kiểm tra mỗi lần đo
  • Đo nhanh chóng (các thông số được xác định nhanh chóng, trung bình khoảng 60 giây)
  • Độ tái lặp tốt, thậm chí ở khoảng nồng độ thấp

Bất lợi

  • Khả năng tái lặp thấp ở mức nồng độ thấp
  • Thời gian xác định lâu hơn (các thông số được các định trong khoảng 300 giây)
  • Chuẩn bị một loạt chuẩn dùng để hiệu chuẩn
  • Phụ thuộc nền mẫu
  • Chỉ thấy được tính chất điện cực khi thực hiện hiệu chuẩn 

4. Tóm tắt

Việc lựa chọn quy trình phụ thuộc vào nền mẫu, số lượng mẫu được phân tích và khoảng nồng độ của mẫu.

Phép đo trực tiếp sẽ tốt hơn nếu bạn có:

  • Số lượng mẫu lớn hoặc
  • Mẫu biết trước và có thành phần đơn giản

Phương pháp thêm chuẩn được khuyến cáo khi:

  • Việc xác định mẫu được thực hiện thỉnh thoảng hoặc
  • Thành phần mẫu chưa được biết

Your knowledge take-aways

Vượt qua các trở ngại khi đo ion: Các mẹo cho phương pháp thêm chuẩn và đo trực tiếp

Tải về bản white paper

Phương pháp đo ion có thể được thực hiện theo một vài cách khác nhau, ví dụ sắc ký ion (IC), quang phổ phát xạ quang plasma kết hợp tự cảm (ICP-OES) hoặc quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS). Mỗi phương pháp đều phổ biến và được dùng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm phân tích. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu thường tương đối cao. Trái lại, phép đo ion bằng cách dùng điện cực chọn lọc ion (ISE) là một thay thế đầy hứa hẹn cho những kỹ thuật đắc tiền này. Bản White Paper này giải thích về các thử thách có thể bắt gặp khi áp dụng phương pháp thêm chuẩn hoặc đo trực tiếp và làm thế nào để vượt qua chúng để các nhà phân tích đạt được sự tự tin hơn với loại phân tích này.

Liên hệ
Toàn

Ngô Minh Toàn

Quản lý sản phẩm chuẩn độ
Metrohm Việt Nam

Liên hệ